Home » , » Post Tags có thực sự cần thiết trong SEO?

Post Tags có thực sự cần thiết trong SEO?

Written By Viet Bao Nguyen on Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012 | 11:40

Post Tags có thực sự cần thiết trong SEO? Hướng dẫn SEO web lên top Google

Ai cũng biết tối ưu hóa keywords là một trong những công việc không thể thiếu trong các tiêu chuẩn SEO, thế nhưng ít ai biết rằng tag post cũng là một vũ khí mạnh mẽ trong nghệ thuật làm SEO. Tại sao lại như thế ? Sau một thời gian sử dụng Post Tag của WordPress và tham khảo ý kiến của một số SEOer “có tuổi” mình đã nghiệm ra được vài điều hay lẽ phải muốn chia sẻ với cả nhà.
Gần đây khi mình post bài “Viết blog theo chiến lược SEO” và có đề cập về vấn đề sử dụng Keywords cũng như đo lường “mức độ đậm đặc” (Keywords density) của nội dung bài viết thì có những câu hỏi của một số bạn đặt ra đó là  “Liệu Google còn coi trọng vấn đề Keywords trong tiêu chuẩn SEO không ? Hay “hắn” đã quăng “cục lơ” cho yếu tố này ? và đặc biệt là nảy sinh một s nhập nhằng giữa 2 khái niệm Keywords Meta Tag và Post Tag.
Trước khi cùng mọi người tìm hiểu chức năng Post Tag và tác dụng của nó mình xin được chuẩn hóa lại các khái niệm để cả nhà dễ theo dõi. Trong tiêu chuẩn SEO có 3 loại Meta Tag chính mà Google sẽ đọc khi quét (mã code) web – phải viewsource của web mới thấy:
  • Title Meta Tag: Thẻ tiêu đề bài viết.
Title Tag in source code
Title Tag in source code
Click để xem hình lớn
  • Description Meta Tag: Thẻ mô tả ngắn nội dung bài viết.
Description meta tag
  • Keywords Meta Tag: Thẻ từ khóa (là những từ khóa dùng nhiều trong bài viết do tác giả khai báo).
keywords meta tag
Click để xem hình lớn
Đã có những phát biểu bằng hình ảnh trên Youtube của Matt Cuss (Kĩ sư trưởng của máy tìm kiếm Google) rằng chúng tôi không còn coi trọng vấn đề từ khóa (keywords hay thẻ Keywords Meta Tag) trong việc thống kê dữ liệu crawl web.  Vâng ! lời nói của Matt Cutts luôn có sức nặng NHƯNG ! đó không phải là tuyên bố chính thức của Google.
Thông tin chính xác nhất phài là một tuyên bố chính thức tại Google Webmaster Blog và cho tới nay chưa có cái thông báo nào được gắn mác là Official cả và nếu có thì cũng là một cách mô tả rằng kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra như thế nào….Còn thực hư Google đề cao, hay ưu tiên yếu tố nào trong thuật toán của mình thì chỉ có trời mới biết, nói rõ ra để bà con tha hồ mà “cheat” à ?
Google rất giỏi “múa lân” và người làm SEO đang lặn ngụp trong một thế giới kì bí để dò ra những quy luật thống kê bằng thử nghiệm thực tế của mình. Vì vậy cách hay nhất đó là hãy chuẩn hóa tất cả các thành phần web của bạn theo chuẩn SEO Guide mới nhất của gã khổng lồ này và thử nghiệm trên site.
googlebot
Vậy còn Post Tag là gì ? Về mặt hình thức Post Tag cũng là những từ khóa (Keywords) đại diện và tóm tắt nội dung của các bài viết và nói thẳng ra là gần như y hệt các từ khóa mà bạn khai báo trong thẻ Keywords Meta Tag.
Post Tag còn có chức năng tương tự như phân chia Category tại website. Tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau nhất định về công dụng (người ta đâu có rỗi hơi mà đã chế ra thêm những cái đã có sẵn mần chi).
Thông thường để phân loại các bài viết về những chủ đề nhất định, chúng ta chia bài viết thành các Category (phân mục) để dễ quản lý và thuận tiện cho người dùng sử dụng. Google cũng dựa vào phân mục này để thống kê và đưa ra kết quả tìm kiếm cho search query.
Chúng ta cũng làm như thế với Post tag bằng việc gắn các “nhãn” (Tag) là những từ khóa chung cho các bài viết cùng một chủ đề. Tại WordPress admin chúng ta điền Post Tag vào như thế này:
Post Tags in WordPress
Thêm Post Tag trong bài viết của WordPress.
Post Tags trong bai viet
Và ở mặt ngoài bài viết, post tag thể hiện như thế này. Post Tag đặt dưới cùng sau bài viết.
Post Tags in WordPress - Tag Cloud
Tag Cloud – Những từ khóa có kích thước to là những chủ đề có nhiều bài viết, thể hiện mức độ quan trọng và dày dặc của chủ đề đó tại web của bạn. Khi click vào từ khóa nào tại Tag Cloud bạn sẽ được đưa đến một trang có những bài viết được gắn mác chủ đề này (tương tự như thống kê của search engine)
Post Tag trong source code
Clck để xem hình lớn .Google sẽ đọc được Post Tag thông qua đoạn code sau (khi viewsource của web) – Thẻ rel=”tag” sẽ chỉ dẫn cho Google hiểu từ khóa nào là Tag để thống kê.
Thế nhưng hãy xét thử một ví dụ thế này nhé. Web bạn chuyên về giải trí, giới show biz, hot girl…. trong Tháng 5 vừa rồi Hot Girl Thủy Top nổi lên như 2 quả “năm roi” trong làng Hot girl làm điên đảo cộng đồng mạng, tỉ lệ search từ khóa Thủy Top tăng đột biến và bạn tập trung đưa các bài viết về chủ đề này những bài viết và hình ảnh về em í nhằm “đón xu thế”.
Số lượng bài viết về Thuy Top nhiều nhưng dĩ nhiên chưa thể đủ cũng như về mặt logic bạn không thể set up một Category nói về em này và đặt trên menu để người dùng dễ tìm thấy được ! Và sau này khi các bài viết về các chủ đề khác nhiều lên, bài viết về Thuy Top sẽ bị trôi xuống phía sau khiến việc tìm kiếm thông tin về vấn đề này của người dùng gặp khó khăn khi họ chỉ có thể duyệt một vài trang đầu của Category (vì có khi bạn có biết bao nhiêu là bài viết trong một Category, được phân ra nhiều trang khác nhau mà người dùng phải nhấn Next hoặc Previous để duyệt).
Vì thế bạn phải cần đến Post Tag để khách thăm web có thể thuận tiện để điều hướng (navigate) cũng như Google sẽ dễ dàng phân loại nội dung và show ra chúng ra trong kết quả tìm kiếm với từ khóa tương ứng sau này.
tag cloud
Qua một thời gian thử nghiệm, mình thấy Google tận dụng Post Tag rất triệt để nhằm thống kê nội dung web bạn. Vì sao ? Trước hết, bạn cần hiểu một trong những quan điểm của Google trong việc quyết định đưa ra kết quả tìm kiếm cho người search như sau đó là “hắn” sẽ ưu tiên đưa ra các kết quả tìm kiếm là các trang web có nội dung tập trung. Tập trung ở đây có nghĩa là lượng bài viết về chủ đề đó nhiều, với những từ khóa đặc trưng xuất hiện với tần suất thích hợp và đặc biệt là các bài viết có mối liên hệ với nhau.
Tại sao mình lại nhấn mạnh yếu tố “các bài viết có mối liên hệ với nhau” ? Mối liên hệ thể hiện thông qua các từ khóa xuất hiện ở một loạt các bài viết cùng chủ đề, tạo thành một serie xâu chuỗi và còn được liên kết với nhau bằng những internal link (viết bài có đặt xen kẽ link – nhớ có anchor text -tới bài khác có liên quan trong 1 site). Web của bạn KHÔNG NÊN là một tổ chức gồm những nội dung có chủ đề rời rạc.
Mối liên hệ thể hiện thông qua các từ khóa xuất hiện ở một loạt các bài viết cùng chủ đề, tạo thành một serie xâu chuỗi và còn được liên kết với nhau bằng những internal link
Như vậy website của bạn sẽ trở thành một tổ chức có liên kết chặt chẽ và Google “THÍCH” những site như thế (vì nó thực sự có ích cho người đi tìm kiếm thông tin, tự nhiên mà phải không nào ?). Và khi thiết lập Post Tag thích hợp, bạn đã vô hình giúp đỡ Google trong việc này. Để minh chứng cho điều này, mình xin dẫn chứng một tuyên bố về cách mà Google sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm mới đây nhất. Bác ấy khẳng định rằng:
“Recently we made a change to show more results from a domain for certain types of queries — this helped searchers get to their desired result even faster.”
“Recently we made a change to show more results from a domain for certain types of queries -- this helped searchers get to their desired result even faster.”
Click để xem hình lớn
“Recently we made a change to show more results from a domain for certain types of queries -- this helped searchers get to their desired result even faster.”
Như vậy Google khẳng định sẽ đưa thêm nhiều kết quả về nội dung có liên quan từ những site có nội dung tập trung và có liên kết. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn trên mặt trận Search Engine vì trên một trang tìm kiếm có nhiều kết quả, Google sẽ gợi ý người dùng thêm các kết quả liên quan từ  website nào có nội dung lên kết chặt chẽ và như vậy nếu web của bạn thỏa mãn yêu cầu này chắc chắn người search sẽ chú ý và đến website của bạn nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên cùng 1 trang search result.  Mình đã thử nghiệm và đây là thử nghiệm của mình.
Google sẽ trích dẫn thêm các kết quả liên quan từ domain của bạn nếu nội dung web có nhiều chủ đề liên quan tới search query, thể hiện qua các từ khóa.
Click để xem hình lớn
Google sẽ trích dẫn thêm các kết quả liên quan từ domain của bạn nếu nội dung web có nhiều chủ đề liên quan tới search query, thể hiện qua các từ khóa.
Google sẽ trích dẫn thêm các kết quả liên quan từ domain của bạn nếu nội dung web có nhiều chủ đề liên quan tới search query, thể hiện qua các từ khóa.
Vì thế nói tóm lại, Tag Post rất cần thiết trong làm SEO và mình muốn chia sẻ với các bạn một chiến lược trong việc phát triển nội dung và làm SEO, đó là:
  • Dùng Post Tag để tạo ra sự thuận tiện cho người dùng web trong việc điều hướng và tìm kiếm thông tin trên website.
  • Nắm bắt được các xu thế (trends) nhằm tạo ra các nội dung tập trung, có sự liên kết chặt chẽ với những từ khóa và Tag “nóng”.
  • Dùng post Tag để giúp Google thuận tiện trong việc thống kê nội dung và tạo lợi thế cho website mình với tiêu chí hiển thị kết quả tìm kiếm mới từ Google.

Chia sẻ bài viết này :

1 nhận xét: